Confession là gì? Kiếm tiền từ Confession được không và bằng cách nào?
Admin
Ngày đăng 10-08-2023
Xuất hiện rầm rộ và gây bão suốt 5 năm qua, bạn hẳn phải nghe qua thuật ngữ “confession”, thậm chí có tham gia vào trang, nhóm confession và đăng bài viết hay để lại bình luận trên đó. Vậy confession là gì? Lợi - Hại từ confession là gì? Có kiếm được tiền từ confession không? Và nếu có thì bằng cách nào?... Mọi thắc mắc sẽ được Smilelink giải đáp chi tiết qua bài viết hôm nay.
Nhiều người tìm lại được sự thảnh thơi và vui vẻ; cũng có không ít người mang tâm trạng tồi tệ và chán nản hơn sau khi đăng confession. Đó chính là 2 mặt trái ngược phải nhận về cho những bài chia sẻ với mong muốn nhận lại đánh giá, nhìn nhận của cộng đồng mạng. Hiểu confession là gì sẽ giúp bạn nhận ra 2 mặt lợi - hại mà trò lưu này mang lại.
Confession là gì?
Confession dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “lời thú nhận”, “sự thú tội”, chỉ hành động (thông qua lời nói hay câu chữ) hoặc quá trình thổ lộ, bày tỏ để thú nhận một sự thật mà không có hoặc rất ít người biết, có thể mang ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân người bày tỏ đến cộng đồng người dùng trên các kênh, trang, nhóm mạng xã hội. Phía dưới bài chia sẻ, rất nhiều bình luận với nhiều ý kiến, lời lẽ nhiều chiều (tán đồng, cảm thông, động viên hoặc chê trách, phê phán, chì chiết…) từ những tài khoản khác.
Tùy thuộc vào nội dung và chủ đề được chia sẻ mà kết quả nhận về sau khi đăng confession sẽ có sự khác nhau.
Giá trị tích cực mang lại từ Confession là gì?
Hiển nhiên, hình thức này hẳn phải mang lại những giá trị tích cực đáng kể thì mới được nhiều người quan tâm và trở thành trào lưu mấy năm nay. Đó là:
+ Giải tỏa tâm trạng, cảm xúc
Như đã diễn giải ở phần “confession là gì”, rõ ràng bản chất của nó là nơi để người dùng mạng xã hội thổ lộ, bày tỏ những cảm xúc, vấn đề cá nhân lên các kênh, trang, nhóm để giải tỏa tâm trạng, cảm xúc của bản thân thay vì hoang mang không biết nói cùng ai. Chưa kể, cộng đồng có trong đó sẽ phản ứng lại bằng cách comment để chia sẻ thái độ, cách ứng xử hay đơn giản là an ủi, động viên, cho lời khuyên hoặc kể câu chuyện tương tự của họ…
+ Đảm bảo sự riêng tư, bí mật về thông tin
Thông thường, chủ nhân của những confession sẽ đăng ở chế độ ẩn danh, được quản trị viên hay admin sàn lọc và kiểm duyệt trước khi đăng công khai để đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển của trang, nhóm đó. Vì vậy, confession đảm bảo sự riêng tư cho tác giả, tránh trường hợp bị công kích hay ngại ngùng, e sợ bị người quen phát hiện và bàn tán.
+ Kết nối cộng đồng mạnh mẽ
Hầu hết những confession có nội dung, dù tích cực hay tiêu cực, vui hay buồn đều nhận được sự tương tác khá lớn từ cộng đồng, thông qua like, comment, chia sẻ. Cứ thế, người này kết nối với người kia rồi nhân rộng quy mô lan tỏa của bài đăng, xây dựng và mở rộng cộng đồng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ.
+ Lan tỏa sự tử tế
Đã có nhiều người tìm được lời khuyên chân thành và hữu ích, thậm chí vực dậy tinh thần đang trong lúc bế tắc và khủng hoảng sau khi đọc được những bình luận phía dưới confession của chính mình hay người khác có tâm sự tương tự.
+ Khai thác để kiếm tiền
Nghe có vẻ không liên quan nhưng nhiều trang, nhóm confession tận dụng lượt follow kênh cao để nhận quảng cáo sản phẩm, dịch vụ và tìm cách nhắc đến hay đan xen đăng tải bài PR trong đó. Lúc này, một bộ phận người dùng đang quan tâm đến kênh có thể sẽ có nhu cầu tìm hiểu và click mua “hàng”.
Còn đó những mặt tiêu cực từ Confession
Được ví như “con dao 2 lưỡi”, bên cạnh những giá trị tích cực nhìn thấy, song song với đó là không ít mặt tiêu cực cần thừa nhận và hạn chế tiếp diễn:
+ Tràn lan thông tin thật-giả
Chính bởi vì được nhiều người quan tâm và tham gia tương tác, đẩy thương hiệu lẫn giá trị của trang, nhóm confession lên cao nên chuyện xuất hiện ngày càng nhiều tài khoản mang mác confession nhưng thiếu tính chân thật của câu chuyện, nội dung thật - giả lẫn lộn. Điều này đôi khi làm biến tướng giá trị tích cực đúng nghĩa mà trào lưu này định hướng khi ra đời.
+ Vấn đề bị đẩy đi quá xa, gây tổn thương cho tác giả
Mọi câu chuyện khi được đưa lên mạng xã hội có nhiều người tham gia để giãi bày đều nhận về 2 luồng dư luận trái ngược. Hoặc đồng cảm, động viên, chia sẻ; hoặc phẫn nộ, chê cười, mỉa mai, hà khắc, công kích nhau… Do đó, có thể câu chuyện không quá bế tắc nhưng chính những góp ý, phản ứng tiêu cực của cộng đồng đẩy vấn đề đi xa, gây tổn thương cho chủ confession.
+ Tạo drama để tăng follow và tương tác
Nhiều quản trị viên hay admin muốn đẩy trang, nhóm lên nhanh chọn cách tạo drama cho mọi người bàn tán, chia sẻ, tương tác kịch tính qua lại từ đó mà tăng giá trị cho trang, nhóm đó, tăng tương tác và follow hiệu quả; nhưng theo hướng không mấy vui vẻ, nhân văn.
Có kiếm tiền được từ Confession? Nên hay không?
Như đã trình bày ở trên, nếu biết cách có thể tận dụng confession để kiếm tiền, tạo thu nhập ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, cần duy trì định hướng tích cực, đúng bản chất của confession, chú trọng chất lượng thay vì chạy theo trend, ham mê sự nổi tiếng và tiền bạc mà bất chấp tìm cách đăng tin rác, tin xấu, tạo drama để tăng lượng follow và tương tác cho trang, nhóm.
Confession nguyên bản thật sự tốt. Tuy nhiên, qua thời gian, đã có những bản sao bị biến tướng. Do đó, cần tỉnh táo lựa chọn kênh “thú tội” chân chính, để nhận về những giá trị tích cực giúp cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn.
Smilelink
Nếu bạn đã có tài khoản Influencer? Đăng nhập