Top 07 xu hướng marketing du lịch dẫn đầu trong năm 2023

Top 07 xu hướng marketing du lịch dẫn đầu trong năm 2023

Admin

Ngày đăng 27-06-2023

Sự biến đổi không ngừng của ngành du lịch đều hướng đến mục đích duy nhất là đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng. Chính vì vậy, những người làm công tác marketing luôn chú trọng nắm bắt xu hướng mới từ đó đưa ra những chiến dịch marketing phù hợp và mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp mình. Cùng Smilelink.vn tìm hiểu 07 xu hướng marketing hàng đầu trong năm 2023 qua bài viết sau.

Top 07 xu hướng marketing du lịch dẫn đầu trong năm 2023

Marketing du lịch là gì?

Marketing du lịch là quá trình xây dựng và thực hiện các chiến lược tiếp thị để thu hút khách du lịch đến thăm các điểm đến du lịch. Nó bao gồm việc phát triển các chiến lược quảng cáo, khuyến mãi, PR, truyền thông và thương hiệu để quảng bá cho các điểm đến du lịch và tạo ra sự quan tâm và quyết định của khách hàng. Marketing du lịch có vai trò quan trọng trong việc tăng cường doanh thu và phát triển ngành du lịch.

Ngành du lịch đã thay đổi như thế nào trong những năm gần đây

Du lịch là ngành có sự thay đổi liên tục và phụ thuộc vào nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là những thay đổi này càng diễn ra mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.

 Một trong những thay đổi lớn nhất là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và internet, làm cho việc tìm kiếm thông tin và đặt chỗ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, du khách cũng đang tìm kiếm những trải nghiệm du lịch độc đáo hơn, gắn với các hoạt động văn hóa, giáo dục, thể thao hoặc tự do khám phá. Ngoài ra, vấn đề bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường cũng đang trở thành một vấn đề được chú ý. Nhiều công ty du lịch và khách sạn đã chuyển đổi sang các giải pháp thân thiện với môi trường như sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm thiểu lượng rác thải và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Cuối cùng, sự xuất hiện của các ứng dụng du lịch và các mạng xã hội cũng đã thay đổi cách chúng ta tìm kiếm, tiếp cận những điểm đến, dịch vụ du lịch khác nhau ở bất cứ đâu trên trái đất.

07 xu hướng marketing dẫn đầu cần quan tâm trong năm 2023

- Tiếp thị người ảnh hưởng ( Influencer Marketing)

Tiếp thị người ảnh hưởng trong du lịch là một chiến lược tiếp thị trực tuyến trong đó các nhà quảng cáo hoặc các thương hiệu sử dụng sự ảnh hưởng của những người nổi tiếng, KOL, KOC,... có lượng theo dõi đông đảo từ các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Youtube, Twitter, Tiktok,... để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đến khách hàng tiềm năng. Trong lĩnh vực du lịch, tiếp thị người ảnh hưởng thường được sử dụng để quảng bá các địa điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, hoạt động giải trí và các sản phẩm du lịch khác.

Nhiều doanh nghiệp du lịch thuê những người có ảnh hưởng để sản xuất nội dung kịp thời và hấp dẫn về sản phẩm và điểm đến của mình. Các chiến dịch tiếp thị này có thể giúp họ tiếp cận đối tượng rộng hơn, thúc đẩy đặt phòng và tăng độ nhận diện thương hiệu nói chung. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cung cấp một mã giảm giá kết hợp với chiến dịch influencer marketing để mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc thúc đẩy tâm lý lựa chọn dịch vụ của khách hàng.

Mặc dù hiện nay xu hướng tiếp thị ảnh hưởng đang dần bão hòa.  Người tiêu dùng đã thông minh hơn trong từng lựa chọn và đồng thời không còn quá tin vào những chiêu trò quảng cáo của các thương hiệu. Hơn thế nữa, tiếng nói của những người ảnh hưởng đang dần mất đi sức “ảnh hưởng” vốn có của nó. Tuy nhiên, xu hướng này vẫn được cho là hiệu quả nếu doanh nghiệp chọn đúng đối tượng. Ở Việt Nam, hiện tại có rất nhiều những travel blogger nổi tiếng, như: Khoai Lang Thang, Mò đi lạc, Lý Thành Cơ, Chan La Cà,... Những tên tuổi này đang được các doanh nghiệp du lịch săn đón và mang đến tệp khách hàng lớn cho các chiến dịch tiếp thị du lịch.

Top 07 xu hướng marketing du lịch dẫn đầu trong năm 2023

- Tự xây dựng, sáng tạo nội dung

Song song với việc thuê những người có ảnh hưởng thì doanh nghiệp du lịch cũng có thể tự sáng tạo nội dung trên các trang mạng xã hội. Thông thường các khách sạn, địa điểm du lịch tập trung phát triển các website mà không biết rằng các mạng xã hội như facebook, tiktok, …là mảnh đất màu mỡ nếu biết cách khai thác.

Người tiêu dùng hiện nay thường có xu hướng tìm hiểu qua nhiều kênh khác nhau về sản phẩm hay một dịch vụ nào đó trước khi sử dụng. Nắm bắt được điều này, các doanh nghiệp du lịch tự xây dựng kênh riêng, từ đó đăng tải những nội dung, hình ảnh, video nhằm thu hút người xem cũng là quảng bá thương hiệu, sản phẩm một cách bền vững và không tốn quá nhiều chi phí. 

- Tận dụng đánh giá của khách hàng

Đánh giá của khách hàng là một tài nguyên quý giá trong marketing du lịch.  Khi người tiêu dùng hài lòng với việc sử dụng dịch vụ của bạn và sẵn sàng chia sẻ lý do tại sao lại quyết định lựa chọn doanh nghiệp của bạn với những người khác. Đó chính là một lời chứng thực có giá trị hơn tất cả mọi phương pháp quảng cáo nào khác. Khách hàng thường có xu hướng đặt niềm tin vào đánh giá của những người đã trải nghiệm dịch vụ.  Vì vậy, khách sạn, công ty du lịch có thể tận dụng đánh giá này để xây dựng sự tin tưởng với những khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng trung thành hiện tại.

Hầu hết trang trang web về du lịch như Booking, TripAdvisor và các OTA khác đều có mục đánh giá của khách hàng. Hoặc những đánh giá này có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên các trang mạng xã hội. Việc của doanh nghiệp bạn là theo sát mọi hoạt động để nắm bắt và tận dụng tốt nhất những đánh giá tích cực cũng như giải quyết một cách khéo léo những nhận xét tiêu cực.

Ngoài ra, những đánh giá của khách hàng còn là dữ liệu hữu ích để doanh nghiệp du lịch hoạch định chiến lược trong tương lai của mình. Người tiêu dùng thực sự thích gì? Họ không đáp ứng tốt với điều gì?

- Chương trình khách hàng thân thiết

Bước đầu để xây dựng thương hiệu, gia tăng sự hài lòng doanh thu cho doanh nghiệp du lịch chính là việc thu hút và giữ chân những khách hàng trung thành. Không thể phủ nhận mức độ chuyển đổi và chi tiêu vượt trội của đối tượng khách hàng này đối với thương hiệu họ trung thành. 

Trong chiến dịch Marketing của mình, chủ các doanh nghiệp thường áp dụng chương trình khách hàng thân thiết bằng cách đưa ra thẻ hội viên, thẻ phần thưởng, thẻ tích điểm,...Thông qua các loại thẻ này khách có thể nhận được những ưu đãi, mức giảm giá, nhận quà hoặc nâng hạn mức thẻ, cho giao dịch mua hiện tại hoặc tích điểm để sử dụng cho các giao dịch mua trong tương lai.

Cách này hoàn toàn phù hợp với các doanh nghiệp du lịch trong thời buổi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.

- Tăng cường quảng bá các tiện nghi độc đáo

Mỗi khách sạn đều có những đặc điểm riêng có một không hai. Bằng cách kể câu chuyện độc đáo thông qua những chiến dịch marketing của mình cho nhóm khách hàng mà bạn muốn thu hút và giữ chân,tạo nên sự khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh.

Một ví dụ đơn giản như sau đại dịch Covid-19, con người quan tâm hơn đến sức khỏe và tự nhiên. Các khách sạn ưu tiên sử dụng chất liệu thân thiện môi trường, đồ dùng có thể tái sử dụng cũng là một điểm độc đáo gây chú ý đối với những người yêu môi trường. Tận dụng nét riêng này để thực hiện các chiến dịch truyền thông hay tham gia vào các dự án bảo vệ môi trường khác cũng là cách mà khách sạn, doanh nghiệp du lịch quảng bá thương hiệu và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Top 07 xu hướng marketing du lịch dẫn đầu trong năm 2023

- Tiếp thị qua email

Tiếp thị qua email không còn là một chiến lược mới, nhưng nó vẫn là một cách tuyệt vời để tăng mức độ tương tác của người tiêu dùng.

Đây cũng là cách dễ dàng để quảng bá về các chương trình khuyến mãi, giảm giá hoặc cung cấp những thông tin về điểm đến của bạn. 

Để xây dựng một chiến lược tiếp thị qua email hiệu quả, việc đầu tiên cần làm là thiết lập danh sách khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại Thông tin này bao gồm địa chỉ email, tên, địa chỉ và số điện thoại của khách hàng. Tiếp theo đó là cần đảm bảo rằng email chứa đầy đủ thông tin về sản phẩm và dịch vụ của bạn. Sử dụng các phương tiện trực quan như hình ảnh và video để làm nổi bật sản phẩm. Đối với ngành du lịch, các khách hàng tiềm năng thường là những người đang tìm kiếm các chuyến đi trong thời gian tới. Vì vậy, hãy nhắm vào những khách hàng có nhu cầu du lịch và đưa ra những dịch vụ phù hợp cho từng thời điểm.

- Trải nghiệm thực tế ảo

Công nghệ thực tế ảo đang dần chiếm vị thế trong nhiều ngành nghề, trong đó có ngành công nghiệp không khói. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc thỏa mãn nhu cầu muốn tìm hiểu và trải nghiệm chân thật nhất địa điểm tham quan mọi lúc, mọi nơi của du khách.

Cụ thể, công nghệ VR giúp khách hàng có thể tham quan các địa điểm du lịch một cách ảo diệu, xem những cảnh quan đẹp và trải nghiệm các hoạt động giải trí một cách chân thực. Nó còn giúp cho khách hàng có thể "thử trước khi mua", tránh những trường hợp đặt phòng khách sạn hay mua tour du lịch mà không hài lòng về giá trị thực tế của nó.

Bên cạnh đó, công nghệ VR còn giúp cho các nhà quảng cáo có thể tạo ra các video, hình ảnh, hay trò chơi ảo để quảng bá cho các địa điểm du lịch của họ. Nó giúp cho các đối tác du lịch có thể tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng, nâng cao trải nghiệm du lịch của khách hàng và tăng doanh số cho các công ty du lịch. 

Trên đây là những xu hướng marketing nổi bật trong năm 2023 mà các doanh nghiệp du lịch, lữ hành có thể tham khảo. Để thành công trong một thị trường cạnh tranh như ngành này, việc luôn cập nhật các xu hướng tiếp thị mới nhất là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Smilelink